Chú Giải Tin Mừng Thứ Sáu Tuần XXVI Mùa Thường Niên (Lc 10,13-16) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ SÁU TUẦN XXVI MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Lc 10,13-16

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: G 19,2l-27

Hỡi các bạn hữu tôi, xin thương xót, xin xót thương tôi! Tại sao (các bạn truy nã tôi) như Thiên Chúa.

Ông Gióp từ chối lời an ủi. Im đi. Các bạn đừng gia tăng nỗi khổ cho tôi ! xin các bạn im lặng đi cho tôi nhờ!

Tôi muốn người ta chép lại lời tôi sắp nói ra và khắc vào bảng đồng bằng dao sắt và mũi nhọn , chớ gì các lời ấy được chạm vào đá đến muôn đời.

Bây giờ ông Gióp đã ý thức được điều ông sắp nói ra vì đó là các lời quyết định .

Giáo hội đã dùng các lời ấy vào một trong các bài đọc lễ An táng: các lời đặc sắc này có từ năm thế kỷ trước Chúa Giáng sinh.

Tôi biết, chính tôi biết là Đấng Cứu Chuộc tôi hằng sống và sau cùng Người sẽ trỗi dậy trên bụi đất các kẻ chết.

Ông Gióp đang đứng trước ngưỡng cửa tử thần. Ong đã không thắng kiện. Ong ao ước, ít nhất các lời nói của ông được ghi chépcách rõ ràng trên một vật liệu, không hư hỏng, để ngày kia, sau khi ông chết, vấn đề được đặt lại.

Đúng rồi, phải đối đầu với chính tử thần để khám phá ra ý nghĩa cuối cùng của đau khổ. Lời giải đáp cuối hết cho vấn nạn không thể có ở dưới trần gian này. Phải đợi ngày “cùng tận”mới xét đoán được công trình của Thiên Chúa.

Với cái xác của tôi, tôi sẽ đứng dậy, và với cặp mắt xác thịt của tôi, tôi sẽ nhìn thấy Thiên Chúa.

Qua các lời này, tại sao không thấy trưỡc lời loan báo của sự sống lại?

Như chúng ta đã thấy hôm qua, lời giải đáp của ông Gióp cho câu hỏi tại sao có “sự dữ, có đau khổ, có chết chóc?” “vì sự dữ là điều không thể hiểu, mà tôi thì quá nhỏ hèn để hiểu biết tất cả, tôi chỉ biết tín thác vào Thiên Chúa, Đấng đã làm nên mọi công việc đẹp đẽ, tốt lành.”

Ở đây tư tưởng có phần tiến bộ: “Tôi tín thác vào Thiên Chúa , đến nỗi tin rằng không có gì mà Thiên Chúa không làm được… Dù rằng sự chết cũng không ngăn trở được công việc của Thiên Chúa... Dầu tất cả những vẻ bên ngoàixem ra như ngược lại nơi trần thế này thì tôi vẫn tiếp tục tin vào Thiên Chúa”.

Đức tin tin là một màn đánh cuộc, một bước nhảy vọt hoàn toàn vào lãnh vực vô tri, chỉ biết tín nhiệm hoàn toàn vào “Đấng mình tín thác”.

Chính tôi tôi sẽ nhìn ngắm Thiên Chúa, và khi mắt tôi nhìn thấy Người, Người sẽ không quay mặt.

Sự việc như thế sẽ xảy ra ở điểm cuối cùng. Không xảy ra trước đâu.

Đúng rồi, công trình của Thiên Chúa Ngày Nay chưa hoàn tất . Phải đợi ngày cuối cùng.

Và ông Gióp dám quả quyết rằng chân trời sẽ không hừng sáng ở dưới thế này; ông sẽ không thắng cuộc trước khi chết: Dù sao ông vẫn tiếp tục hy vọng… đợi chờ phần rỗi... ngóng trọng hạnh phúc.

Nhưng ở bên kia cái chết mọi sự sẽ sáng tỏ.

Kẻ nào tin vào Thiên Chúa, dù có phải đối diện với cái chết, lao mình vào sự vô tri của tử thần... thì cũng không rơi vào cõi hư vô, nhưng vào đôi của người Cha, và mặt giáp mặt với Cha: “Và khi mắt tôi nhìn thấy Người, người sẽ không quay mặt đi”.

Chính Đức Giêsu đã làm như vậy: “Lạy Cha, con xin trao phó linh hồn con trong tay Cha”.

Bài đọc II: Nh 8,1-12

Chúng ta sắp đọc một trong cốt yếu để hiểu “phụng vụ Lời Chúa “ là gì? Luật Môsê, vào thời đó, đã được viết ra, nhờ nỗ lực lớn lao của các ký lục

Người ta sắp khởi đầu một nghi lễ sẽ trở thành truyền thống trong các hội đường và các cộng đoàn Kitô hữu.

Hôm đó là ngày đầu tháng bảy, toàn dân mọi người như một, tụ họp lại ở phố trước cửa nước.

Yếu tố đầu tiên của phụng vụ là tập họp. Sự tôn thờ chân chính trước hết không phải là sự chính thức hoàn thành lề luật mà nhất là hành vi của cộng đoàn tụ họp lại. Đòi hỏi đầu tiên của một phụng vụ là sát cánh lại với nhau trước mặt Chúa.

Họ xin thầy Edơra mang ra sách luật… Trước mặt đàn ông đàn bà và những người hiểu luật.Edơra đứng trên bệ cây mà đọc sách. Thầy mở sách ra trước công chúng, vì thầy đứng nơi cao hơn mọi người.

Như vậy, cả sách lẩn người đọc được đề cao.

Đây không phải là cuốn sách thông thường cũng chẳng là một sự tuyên đọc tầm thường, chính là Lời Chúa mà người ta sắp long trọng công bố. Lạy Chúa, xin cho chúng con, cho mọi người, biết kính trọng Lời Chúa.

Toàn dân đưa tay lên đáp lại: “Amen, Amen. Họ cúi mình và phủ phục trước Thiên Chúa, mặt họ cúi sát đất.

Khi Chúa nói, phải đáp lời. Và câu trả lời bình thường là một sự đồng tình, một tiếng “vâng”. Đó là ý nghĩa của từ “Amen” mà chúng ta giữ lại từ tiếng Hêbrêô.

Amen = “đúng vậy”... “chắc chắn”... Đây cũng là tóm lược của đức tin, là câu đáp của con người đối với mạc khải Thiên Chúa đề ra cho chúng ta.

Ta ghi nhận rằng cộng đoàn không bằng lòng với một sự đồng tình ở đầu môi chót lưỡi: Toàn dân dự phần vào tiếng “vâng” xuất phát từ thâm sâu con người. Người ta đưa tay lên. Quang cảnh thật cảm động. Chúng ta đã đánh mất ý nghĩa này với các nhà thờ đầy ghế bàn. NGÀY NAY, giới trẻ tìm lại cách diễn tả của thể xác này, trong phụng vụ các dân tộc Á Phicó vài điều phải dạy dỗ chúng ta về vấn đề này. Nên nhìn vào một cộng đoàn cả ngàn người hồi giáo đang phủ phục !

Edơra đọc một đoạn trong sách luật của Thiên Chúa, rồi các thầy Lêvi phiên dịch, giải thích và người ta hiểudu điều đã đọc.

Điều cốt yếu là Lời Chúa phải được nói bằng ngôn ngữ của chúng ta. Thiên Chúa nói để được hiểu biết. Do đó, vai trò của vô số những bản dịch thuộc tất cả các tiếng nói trên thế giới…cũng như vai trò của các giải thích, chú giải và bài giảng , là để giúp cho thấu hiểu và thực hành lời Chúa.

Ngày hôm nay được thánh hóa dâng cho Chúa là Thiên Chúa chúng ta :"Anh chị em đừng mang tang chế, đừng than khóc".

Phải, Lời Chúa gây tranh luận. Nó tỏ lộ tội lỗi chúng ta. Nghe Lời Chúa, là lắng nghe những đòi buộc bất tận làm chúng ta nghiệm được là mình khốn cực biết bao.

Hãy đi ăn thịt béo và uống rượu ngon, hãy gởi phần cho kẻ không có dọn sẵn cho mình vì ngày này là này Thánh dâng cho Chúa, dừng buồn sầu , vì niềm vui của Chúa là đồn lũy của chúng ta.

Dẩu sao chính niềm vui bao trùm tất cả. Một bầu khí của ngày lễ. “Niềm vui của Thiên Chúa”. Có thật là đồn lũy của chúng ta không?

BÀI TIN MỪNG: Lc 10,1-12

Chúa Giêsu cắt cử bảy mươi hai môn đệ khác, ngoài Nhóm Mười Hai, và sai các ông từng hai người một đi trước trước vào các thành, vào các nơi mà chính người định đến.

Luca là thánh sử duy nhất thuật lại cho ta sứ vụ này của Bảy Mươi Hai môn đệ. Mát-thêu hầu như cũng nói những sự vụ như thế , nhưng liên hệ đến một sứ vụ của Nhóm Mười Hai (Mt 7,37. l0,15). Luca cũng đã ghi lại một sứ vụ tương tự của Nhóm Mười Hai (Lc 9,1-6). Như vậy, Thánh sử phải đối mặt trước hai truyền thống khác nhau, và ông tường thuật cả hai biến cố, biến cố này gần biến cố kia, rõ ràng nhằm nhấn mạnh : sứ vụ không chỉ dành cho Nhóm Mười Hai.

Lúa chính đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin Chủ ruộng sai thợ ra gặt lúa về.

Đức Giêsu nhìn xa cánh đồng truyền giáo trải dài đến mút cùng trái đất. Người nhìn đến sự phong phú của mùa gặt trước mắ: Đông đảo người đang sẳn sàng chấp nhận sống Tin Mừng. Tôi thực sự tin rằng mùa màng phong phú không ? Tôi có chú ý tới những dấu chỉ tích cực chung quanh tôi, báo hiệu nhiều người sẽ sẳn sàng đón nhận Đức Giêsu không?

Nhưng thợ gặt thì thiếu, những thợ gặt sẳn sàng bước vào cái tuyệt đối của gọi Thiên Chúa, như ta đã thấy diễn tả hôm qua.

Trước tình trạng thiếu thợ gặt đó (như thế, không phải chỉ thời đại chúng ta mới gặp tình trạng thiếu kém! Đức Giêsu dẫn ngay tới một giải pháp duy nhất là : Cầu nguyện ! Đối với Người, hiển nhiên ơn gọi tông đồ là một, thứ ơn thánh, một hồng ân của Thiên Chúa. Sau này Thánh Phaolô sẽ nói: “Hiện nay tôi có là gì, là bởi ơn Thiên Chúa" (l Cr l5,l0). Tôi có cầu nguyện cho các ơn gọi không?

Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi chiên non vào giữa bầy sói.

Những mệnh lệnh của Đức Giêsu trước hết không phải là những lời khuyến cáo thuộc lãnh vực đức tin phải giảng dạy. Đó là những mệnh lệnh dựa vào cung cách của những người giảng truyền Lời : Những thái độ cụ thể, ăn mặc, hành trang.

Tại sao ? Chắc hẳn, bởi vì đối với Đức Giêsu “sự vụ” trước hết là một biến cố, một hành động. Các nhà thừa sai loan báo Nước Thiên Chúa, trước tiên là nhờ cách sống của họ.

Mệnh lệnh thứ nhất: bất bạo động.

Các “người được Thiên Chúa sai gửi” các vị thừa sai, trước hết là những con người “không được bảo vệ”, là những “con chiên”ở giữa sói dữ. Thế nên, họ chỉ dám nói : sức mạnh của họ không tự họ mà có… họ không hiện diện để áp đặt một sự gia nhập nào cả, nhưng chỉ nhằm khích lệ một sự tin theo hoàn toàn tự do.

Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hòi dọc đường.

Mệnh lệnh thứ hai: nghèo khó.

Như thế, những “kẻ được sai đi” nói rằng, trước hết ho không cậy dựa vào những phương tiện con người… và không cần phải quá coi trọng các giá trị của thế giới hiện tại: Mục đích của đời sống con người không phải ở đời này… Vậy tại sao lại phải bận tâm đến những bảo đảm trần gian đến thế ? Nước Trời đã gần kề, đang tới rất nhanh, làm hạ giá mọi thứ an toàn. Và việc loan báo sự kề tớinày rất khẩn trương, đến nỗi không phải mất giờ chào hỏi nhau lâu la, như là cử chỉ người Đông Phương vẫn thường làm.

Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: “Chúc nhà này được bình an”. Nếu ở đó, có ai xứng đáng hưởng bình an, thì sự bình an anh em đã cầu chúc sẽ ở lại với người ấy.

Mệnh lệnh thứ baBình an, Niềm vui.

Hãy thông truyền sự bình an và niềm vui.

Cần đọc và suy ngẫm lại những lời tuyệt diệu trên đây.

Hãy rà soát lại đời sống mìnhdưới ánh sáng những lời đó.

Hãy chữa những người đau yếu trong thành, và nói với dân chúng : “triều đại Thiên Chúa đã đến gần các ông”.

Mệnh lệnh thứ tư: Hãy làm phúc. Hãy làm kùixa sự dữ. Hãy an ủi mọi người.

Mệnh lệnh thứ năm: Chỉ dành cho Thiên Chúa ! Nước Thiên Chúa là trên hết ! Chớ gì Thiên Chúa luôn hiển trị!

 

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Chúa sai bảy mươi hai môn đệ đi truyền giáo

HOÀN CẢNH :

Trong việc huấn luyện các môn đệ đi truyền giáo,Đức Giêsu vừa dạy , vừa cho thực tập.Trước đây (Lc 9,3-5) Chúa đã sai mười hai Tông Đồ đi thực tập truyền giáo : hôm nay (Lc 10, 1-12) Người lại sai bảy mươi hai môn đệ đi thực tập nữa, nghĩa là đi chuẩn bị dân chúng đón nhận Chúa đến.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

Bài Tin Mừng hôm nay dạy cho người tông đồ nhận thức rằng :

1. Việc tông đồ là việc của Chúa, người tông đồ chỉ là người thợ được Chúa sai đến thôi : “Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về” (10, 2). Vì thế người môn đệ buộc phải lệ thuộc vào Chúa và luôn tìm ý Chúa để thực thi.

2. Chúa Giêsu được Chúa Cha sai đến thế gian, để cứu chuộc thế gian bằng sự thương khó, tử nạn và phục sinh. Người tông đồ cũng nhận cho mình thân phận của Chúa Giêsu: “Thầy sai anh em đi như chiên giữa bầy sói”(10,3). Vì thế người Tông đồ phải can đảm đón nhận và vượt thắng mọi gian nan thử thách để làm chứng nhân cho Chúa.

3. Người tông đồ phải sống khó nghèo : không bị, không tiền, không mang hai áo...vì nhà truyền giáo phải để hết tâm lực và thời giờ vào sứ mạng thiên sai, không được ba hoa dọc đường, cũng không được quá bận tâm, quá gắn bó đến những nhu cầu thể xác: vì làm thợ, đáng được trả lương”(10,7)

4. Người tông đồ phải tập trung mọi ưu tư vào sứ mạng của mình chứ đừng lo lắng tìm tiện nghi cho thỏa mãn những ý muốn riêng. Vì thế “đừng đi hết nhà này đến nhà kia”.

5. Người Tông đồ khi thi hành sứ vụ phải biết thích nghi với mọi trường hợp và hoàn cảnh, không đòi theo sở thích riêng vì “vào bất cứ thành nào mà người ta tiếp đón thì cứ ăn những gì mà người ta dọn cho anh em”(10,8).

6. Người tông đồ phải chứng thực bằng đời sống bác ái phục vụ : an ủi kẻ âu lo, nâng đỡ kẻ yếu đuối… để làm chứng cho”Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần” (10,9).

7. Gặp hoàn cảnh không thuận tiện thì phải bình tĩnh; gặp nơi chống đối thì rút lui để tỏ thái độ nơi đó không xứng đáng đón nhận Tin Mừng.

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.